• Chia sẻ bất động sản này

Hướng dẫn đầy đủ cách cúng Thần Tài đem lại may mắn và thịnh vượng

Ngày vía Thần Tài là một dịp quan trọng đối với những ai làm kinh doanh. Dưới đây là hướng dẫn đầy đủ cách cúng Thần Tài đem lại may mắn, thịnh vượng.

Cúng Thần Tài là một phong tục truyền thống của người dân Việt Nam. Vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm những gia đình hoặc người làm kinh doanh đều thực hiện nghi lễ này. Vậy tại sao lại cúng Thần Tài? Cách cúng Thần Tài ra sao? Hãy để Arental hướng dẫn đầy đủ cách cúng Thần Tài đem lại may mắn và thịnh vượng. 

Tìm hiểu về ý nghĩa của việc cúng Thần Tài

Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần cai quản sự may mắn và tài lộc. Ngài là một ông lão đầu đội mũ mão, tay cầm thỏi vàng, gương mặt hiền lành, phúc hậu. 

Có thể dễ dàng thấy ở những hộ gia đình Việt Nam và các nơi tổ chức kinh doanh đều thờ cúng Thần Tài. Với mong muốn cầu mong một năm làm ăn thuận lợi, buôn may bán đắt và gặp nhiều may mắn. 

Cúng Thần Tài được coi là một nghi lễ mang ý nghĩa tâm linh. Đây là dịp để mọi người thể hiện lòng thành kính, cầu cho một năm mới an khang, thịnh vượng, phát tài, may mắn. 

Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài

Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài 

Cách cúng Thần Tài giúp rước lộc về nhà

Thần Tài Thổ Địa là hai vị thần được người Việt Nam tôn thờ, cầu mong mang lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho gia đình và doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ cách cúng Thần Tài Thổ Địa sao cho chính xác. Dưới đây, Arental sẽ hướng dẫn bạn cách cúng Thần Tài Thổ Địa chuẩn theo truyền thống văn hóa Việt Nam.

Thời gian để cúng Thần Tài

Ngày cúng Thần Tài rơi vào ngày 10 tháng Giêng hằng năm, tức là Mùng 10 Tết Nguyên Đán. Trong năm 2024, mùng 10 rơi vào ngày 19/02 Dương lịch, vì vậy hãy nhớ và chuẩn bị đầy đủ trước khi cúng vía Thần Tài để đem lại may mắn cho cả năm.

Giờ cúng Thần Tài tốt nhất là khung giờ từ 7 - 9h sáng. Nếu cúng Thần Tài vào giờ này sẽ được phù hộ công việc làm ăn thuận lợi, công việc thăng tiến, lộc đến đầy nhà. 

Tuy nhiên, không nhất thiết chỉ cúng Thần Tài trong khung giờ đó, gia chủ có thể linh hoạt cúng bất kỳ khung giờ nào trong ngày, miễn là gia chủ thành tâm và kính cẩn. 

Thời gian cúng Thần Tài

Thời gian cúng Thần Tài

Chuẩn bị mâm cúng Thần Tài 

Trước khi dâng mâm cúng, gia chủ cần lau dọn sạch sẽ bàn thờ. Có thể sử dụng nước lá bưởi hoặc một thau nước sạch pha chút rượu trắng để tắm rửa cho tượng Thần Tài và Ông Địa. Trước khi dọn, gia chủ nên khấn xin Thần Tài Thổ Địa cho phép dọn dẹp bàn thờ.  

Đối với mâm cúng Thần Tài Thổ Địa, gia chủ nên chuẩn bị mâm cúng mặn. Đồ cúng thường gồm các món như heo quay, gà, bộ tam sên. Ông bà ta truyền miệng rằng Thần Tài rất thích món heo quay và chuối chín vàng, vì vậy nhiều người không bỏ qua hai món này trong mâm cúng Thần Tài.

Ngoài ra, gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm những lễ vật khác như: 

  • Hoa tươi: Đây là lễ vật không thể thiếu khi cúng Thần Tài. Nên chọn những loại hoa có màu sắc rực rỡ như hoa cúc, hoa hồng, hoa ly,...

  • Trái cây: Trái cây cũng là một lễ vật quan trọng, nên chọn trái cây có nhiều màu sắc, tươi ngon như chuối, xoài, cam, dưa hấu, thanh long,...

  • Hương, đèn, nến: Chuẩn bị hương, đèn, nến để thắp hương cúng Thần Tài.

  • Bánh kẹo: Bánh kẹo là món ăn ưa thích của Thần Tài.

  • Gạo, muối, nước: Gạo, muối, nước là những vật phẩm là những vật phẩm tượng trưng cho cuộc sống ấm no, đủ đầy. 

  • Bộ giấy tiền vàng mã: Giấy tiền vàng mã là lễ vật tượng trưng cho tiền bạc, tài lộc.

Mâm cúng Thần Tài

Chuẩn bi mâm cúng Thần Tài

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài 

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phong thủy, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đón tài lộc, may mắn cho gia chủ.

Theo phong thủy, bàn thờ Thần Tài nên được đặt ở vị trí tiếp trực tiếp với cửa ra vào, giúp đón tài lộc và vượng khí từ ngoài vào. Ngoài ra, bàn thờ Thần Tài cũng có thể được đặt ở góc chéo bên phải hoặc bên trái cửa ra vào, đều mang lại hiệu quả.

Bàn thờ Thần Tài cần được đặt ở vị trí cao ráo, vững chắc, giúp mang lại sự ổn định, vững chãi cho gia chủ. Cần tránh đặt bàn thờ ở những nơi ẩm thấp, tối tăm, sẽ ảnh hưởng đến việc đón tài lộc.

Một số nơi cấm kỵ khi đặt bàn thờ Thần Tài:

  • Không đặt bàn thờ đối diện nhà vệ sinh, nhà bếp: Đây là những nơi ô uế, đặt bàn thờ Thần Tài ở những nơi này sẽ khiến cho tài lộc bị tiêu tan. 

  • Không nên đặt gần khu vực đựng rác hoặc nơi để quần áo: Những nơi này cũng là những nơi ô uế, đặt bàn thờ Thần Tài ở những nơi này sẽ khiến cho tài lộc bị giảm sút.

  • Không được đặt bàn thờ dưới xà ngang: Xà ngang là biểu tượng của áp lực, đè nén, đặt bàn thờ Thần Tài dưới xà ngang sẽ khiến cho gia chủ gặp nhiều khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài

Vị trí khi đặt bàn thờ Thần Tài

Bài cúng Thần Tài đem lại may mắn, tài lộc 

Văn khấn cúng Thần Tài

Văn khấn cúng Thần Tài

Văn khấn Thần Tài là một phần quan trọng trong nghi lễ cúng Thần Tài Thổ Địa, thể hiện lòng thành kính đối với hai vị thần. 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm cúng, gia chủ thực hiện thắp hương và bắt đầu đọc văn khấn. Khi đọc văn khấn cúng Thần Tài gia chủ cần thành tâm, kính cẩn, cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình. 

Dưới đây là bài văn khấn được nhiều người sử dụng, lưu truyền từ xưa đến nay:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………  Ngụ tại……………………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Những lưu ý khi cúng vía Thần Tài Thổ Địa

Cúng vía Thần Tài là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, được nhiều người đặc biệt là những người làm ăn, buôn bán coi trọng. Để lễ cúng Thần Tài được thành tâm và mang lại nhiều may mắn, tài lộc, gia chủ cần lưu ý một số điều sau:

  • Thay nước uống để đảm bảo nước uống trên bàn thờ không có cặn bã, nấm mốc. 

  • Lau bàn thờ Thần Tài thường xuyên giúp bàn thờ luôn sạch sẽ. Tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với Thần Tài. Đặc biệt, khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác để tránh làm ô uế Thần Tài.

  • Gạo và muối là những lễ vật tượng trưng cho sự no đủ, sung túc. Khi cúng xong, gia chủ nên cất lại để dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài để tránh thất thoát lộc.

  • Sau khi cúng Thần Tài, gia chủ nên đốt vàng, bạc đại ở ngoài để xua đuổi tà khí, mang lại may mắn cho gia đình. 

  • Rượu và nước sau khi cúng nên đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào nhà. 

  • Bộ tam sên và bánh trái sau khi cúng nên chia nhau trong nhà dùng, không nên cho người ngoài để tránh thất thoát tài lộc.

Lưu ý khi cúng Thần Tài Thổ Địa

Những lưu ý khi cúng Thần Tài

Kết luận

Bên trên là hướng dẫn đầy đủ cách cúng Thần Tài Thổ Địa để đem lại may mắn cho gia chủ. Hy vọng rằng bạn đã có những kinh nghiệm hay ho để áp dụng cho lần cúng Thần Tài tiếp theo. Đừng quên thường xuyên truy cập vào website Arental.vn để xem thêm nhiều tin tức hữu ích khác nhé. 

0903642689