Doanh nghiệp startup nên sử dụng dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc để tiết kiệm chi phí
Nội dung bài viết
1. Ý tưởng kinh doanh
2. Kế hoạch kinh doanh
3. Quản lý tài chính
4. Nguồn nhân lực
5. Chất lượng quản lý
6. Khu vực hoạt động
1. Ý tưởng kinh doanh
Kinh doanh bắt đầu từ các ý tưởng được nuôi dưỡng trong thời gian dài. Ý tưởng kinh doanh được xem là tiền đề để khơi gợi mong muốn kinh doanh của các startup. Đồng thời giúp định hướng con đường hoạt động trong tương lai và hoạt định kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Tuy nhiên, nhiều startup sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm và định hình ý tưởng kinh doanh, điển hình như:
- Ý tưởng kinh doanh xa rời thực tế, không đem lại lợi ích và không đáp ứng được nhu cầu thực tế của phần đông người tiêu dùng.
- Ý tưởng trùng lặp, không mới mẻ trên thị trường dẫn đến thiếu tính cạnh tranh.
- Ý tưởng kinh doanh phức tạp khó có thể lên kế hoạch triển khai.
- Ý tưởng kinh doanh ban đầu khác với định hướng dẫn đến sự hoang mang trong việc phát triển ý tưởng.
Khởi nghiệp không bao giờ là dễ dàng, đôi khi doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Ý tưởng kinh doanh là bước quyết định việc kinh doanh có thể thực hiện hay không, vì thế ý tưởng kinh doanh không đơn thuần là một suy nghĩ cá nhân trong việc tìm kiếm cái mới mà còn là các bước nghiên cứu, tính toán tỉ mỉ để có nền tảng chiến lược độc đáo.
2. Kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đây là công cụ giúp hoạch định từng bước đi của doanh nghiệp và dùng để đo lường kết quả trong quá trình hoạt động. Trong trường hợp hoạt động kinh gặp phải khó khăn vì đi sai hướng thì doanh nghiệp có thể nhìn vào kế hoạch kinh doanh để có sự điều chỉnh hợp lý.
Những vấn đề startup có thể gặp phải trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh:
- Thiếu sót trong việc tính toán mục tiêu và kết quả kinh doanh.
- Không đánh giá tỉ mỉ tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như các vấn đề nội bộ khác như văn hóa công ty, xây dựng nguyên tắc hoạt động, tính đoàn kết và thấu hiểu đối với các thành viên thuộc công ty.
- Đánh giá không đúng điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
- Kế hoạch kinh doanh phức tạp, nhiều chi tiết thừa gây khó hiểu.
- Tính toán lợi nhuận quá cao so với thực tế hoạt động dẫn đến việc đánh giá sai về tiềm năng doanh nghiệp cũng như đề ra mục tiêu phát triển sai.
Lập kế hoạch kinh doanh là bước quan trọng không thể thiếu. Cho dù là kế hoạch thất bại hoặc sai thì đây vẫn là bước giúp người kinh doanh nhìn ra thiếu sót để có sự đổi mới kịp thời.
3. Quản lý tài chính
Vốn là điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp và bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp, việc quản lý vốn để duy trì hoạt động cần được lưu tâm tỉ mỉ. Đây được xem là tài sản của doanh nghiệp dùng để chi trả các khoản phí như thuê nhân viên, văn phòng, nhập nguyên liệu, hàng hóa hay máy móc, trả các khoản nợ,... Hơn hết, tài sản này giúp doanh có thể khẳng định vị thế của mình trên thị trường, là nền tảng vững chắc để mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai.
Nhiều doanh nghiệp mới thành lập chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính và không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng cũng như báo cáo tài chính định kỳ dễ dẫn đến sự hao hụt vốn hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế chủ doanh nghiệp cần có kiến thức trong việc quản lý tài chính kinh doanh để có thể duy trì hoạt động thuận lợi và nằm trong dự tính.
Để tránh được các vấn đề có thể xảy ra đòi hỏi chủ doanh nghiệp cần có chiến lược đúng đắn.
4. Nguồn nhân lực
Nhân lực của một công ty là nguồn lực mang tính chủ động trong việc tạo ra doanh thu và được xem là vô tận. Doanh nghiệp sở hữu được đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn, tâm huyết và đạo đức nghề nghiệp chắc chắn sẽ có được một tập thể vững mạnh. Mặc dù vậy, đối với nhiều doanh nghiệp startup, việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lực như vậy là điều không dễ.
Ban đầu, các nhân viên công ty cần trải qua quá trình đào tạo và đối với các doanh nghiệp mới thì đây không hẳn là việc đơn giản. Lý do là vì các startup khởi nghiệp lần đầu sẽ thiếu kinh nghiệm trong việc hướng dẫn, định hướng nhân viên để họ gắn bó và hợp tác lâu dài với doanh nghiệp. Những nhân viên có kinh nghiệm hiếm khi làm việc cho doanh nghiệp mới thành lập, thay vào đó họ tìm kiếm một "bến đỗ" vững mạnh để bắt đầu lại sự nghiệp. Thế nên, doanh nghiệp startup cần có kiên nhẫn trong việc đào tạo nhân viên và đồng thời rèn luyện kỹ năng quản lý điều hành công ty từ khi mới thành lập để nhận thấy ưu khuyết điểm và điều chỉnh kịp thời.
5. Chất lượng quản lý
Quản lý doanh nghiệp là hoạt động hoạch định, tổ chức, triển khai, kiểm tra, giám sát và điều chỉnh tất cả hoạt động trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Tận dụng tối ưu nguồn lực hiện có để đạt được mục tiêu đề ra như đạt doanh thu, tăng độ phủ sóng thương hiệu,... Các doanh nghiệp có thể sẽ gặp các vấn đề sau trong quá trình quản lý vận hành:
- Không xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa công ty và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
- Hệ thống mục tiêu chiến lược thiếu đi tính chặt chẽ.
- Các công việc, nhiệm vụ và chỉ tiêu hoàn thành không được đặt ra cụ thể.
- Các quy trình làm việc, quy định công ty và hướng dẫn công việc không rõ ràng và nghiêm ngặt.
- Không phát triển các hệ thống theo dõi quản lý phần mềm.
Hoạt động quản lý doanh nghiệp hiện nay cần cập nhật xu hướng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ để tăng năng suất làm việc. Tận dụng được đối đa sức lao động thông minh để giảm thiểu các chi phí nhân công. Đây cũng là biểu hiện của sự quản lý hiệu quả tài chính công ty và nhân sự.
6. Khu vực hoạt động
Đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thì việc chọn khu vực kinh doanh có nhiều khách hàng tiềm năng là vô cùng quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là biểu hiện của kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh không hiệu quả khi doanh nghiệp lựa chọn sai khu vực để khởi nghiệp. Vậy nên, doanh nghiệp cần cân nhắc khi tìm thuê mặt bằng kinh doanh hoặc văn phòng làm việc.
Những yếu tố dù nhỏ trong kế hoạch kinh doanh cũng cần được lưu ý vì sẽ ảnh hưởng về sau.
Các doanh nghiệp startup thường có quy mô nhỏ nên cần lưu ý trong việc tìm kiếm địa điểm kinh doanh và làm việc để giúp tiết kiệm chi phí thuê. Các địa điểm cho thuê chỗ ngồi làm việc giá rẻ tương đối phù hợp cho tập thể cùng làm việc với sống lượng dưới 5 thành viên. Nhiều nơi cho thuê chỗ ngồi làm việc tại hà nội hỗ trợ đầy đủ các tiện ích cần thiết trong văn phòng để người thuê có thể cũng sử dụng. Ngoài ra, các đơn vị cho thuê chỗ ngồi làm việc hà nội còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như phòng họp, văn phòng nhỏ trọn gói với đầy đủ nội thất văn phòng,...