Những điều kiện để mở rộng kinh doanh khi thuê mặt bằng Thảo Điền
Nội dung bài viết
1. Diễn biến của dịch bệnh có sự ảnh hưởng nhất định
2. Kế hoạch kinh doanh cần có định hướng rõ ràng
3. Các yếu tố cần để mở rộng quy mô kinh doanh
1. Diễn biến của dịch bệnh có sự ảnh hưởng nhất định
Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay đã có hơn 80 nghìn doanh nghiệp phải đóng của, tạm ngừng hoạt động vô thời hạn và có thời hạn. Dịch bệnh diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều thiệt hại về tài chính cũng như phá vỡ kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề như giao dịch trực tiếp hạn chế, nguồn cung ứng hàng hóa bị ngắt quãng, mô hình kinh doanh online cũng gặp không ít khó khăn do hoạt động đi lại của người dân bị hạn chế, nhiều mặt hàng không nằm trong mục thiết yếu không thể lưu thông.
Việc mở thêm một chi nhánh mới tương tự như bắt đầu kinh doanh ở giai đoạn đầu.
Đây là giai đoạn mà các doanh nghiệp cần có kế hoạch đối phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và cho thời gian sau dịch để từng bước phục hồi hoạt động kinh doanh, đưa doanh nghiệp lần nữa đi vào quỹ đạo. Các startup có kế hoạch kinh doanh cũng tận dụng thời gian giãn cách để chi tiết hóa kế hoạch kinh doanh và chuẩn bị thêm cho bước đầu tiên. Thực tế cho thấy, có nhiều doanh nghiệp trong thời gian đầu vẫn cố gắng duy trì hoạt động, nhưng qua nhiều tháng đã gặp nhiều khó khăn hơn. Có thể nói, đây cũng là lúc để những người đang dự định kinh doanh xem xét kỹ kế hoạch của mình để tránh những thiệt hại không đáng.
2. Kế hoạch kinh doanh cần có định hướng rõ ràng
Khi có ý định kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần lập kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp với nguồn vốn ban đầu. Để tiến đến giai đoạn mở rộng quy mô thì chủ doanh nghiệp phải từng bước đi qua các giai đoạn bắt đầu quảng cáo sản phẩm đến với người tiêu dùng, có được nguồn khách hàng ổn định, các sản phẩm của công ty được giới thiệu đến khách hàng mới bởi khách hàng thân thiết, kiểm tra mức độ phổ biến của thương hiệu,... Mỗi bậc của sự phát triển nên được cân nhắc và thực hiện một cách thận trọng.
Lập kế hoạch kinh doanh là bước quan trọng đầu tiên đối với chủ doanh nghiệp. Việc liệt kê, phân tích và đánh giá chi tiết bảng kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp nhìn ra sớm các điểm tiềm năng cũng như hạn chế về sản phẩm, mô hình kinh doanh, cách thức hoạt động,... Từ đó đưa ra các giải pháp để phòng tránh các vấn đề khó khăn có thể xảy ra. Tài chính là yếu tố ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh. Những kế hoạch kinh doanh hoành tráng không thể thực hiện nếu chủ doanh nghiệp không sở hữu vốn ban đầu lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần một khoản dự phòng trong quá trình kinh doanh. Không nên chi tiêu quá nhiều, mọi khoản chi đều phải được tính toán kỹ càng.
3. Các yếu tố cần để mở rộng quy mô kinh doanh
Để quyết định có nên mở rộng quy mô doanh nghiệp hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính thực tế hơn là kế hoạch ban đầu.
3.1. Lợi nhuận
Hoạt động kinh doanh có thành công hay không đều dựa vào doanh thu. Theo dõi doanh thu theo ngày, tuần, tháng và quý sẽ nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trừ ra các chi phí, lợi nhuận cũng góp phần giúp doanh nghiệp tiến gần hơn với việc ổn định kinh doanh. Cụ thể, nhờ phần lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thanh toán các chi phí khác như trả công nhân sự, nguyên liệu sản xuất, mặt bằng kinh doanh,... Những cách giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đó là tăng số lượng khách hàng tiềm năng, tăng số lượng giao dịch, tăng tỷ suất lợi nhuận.
Để quyết định có nên mở rộng quy mô kinh doanh hay không thì cần xem xét nhiều yếu tố.
3.2. Giá trị thương hiệu
Những công ty vừa sản xuất vừa bán sản phẩm sẽ có được giá trị thương hiệu cao hơn. Hoạt động sản xuất và phân phối chính sản phẩm của mình sẽ giúp giá trị thương hiệu tăng lên. Quan trọng là chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo, tạo được uy tín trên thị trường. Giá trị thương hiệu có ý nghĩa về mặt tài chính, là giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả để mua sử dụng hoặc sở hữu sản phẩm từ doanh nghiệp đó. Việc kinh doanh cũng các doanh nghiệp đều có chung mục tiêu là nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường, tạo vị thế và khẳng định tên tuổi của mình. Để nâng cao giá trị thương hiệu thì doanh nghiệp cần tạo ra sự khác biệt, cung cấp sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng được mong muốn của họ, mang đến trải nghiệm độc đáo và ý nghĩa cho khách hàng,...
3.3. Nguồn nhân lực
Lực lượng lao động của một doanh nghiệp là giá trị nòng cốt của doanh nghiệp đó. Quá trình kinh doanh không thể chỉ dựa vào một người mà có thể thuận lợi đi lên. Đó còn là sự đóng góp của một tập thể được dẫn dắt bởi một hay nhiều lãnh đạo tài năng. Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, là nguồn lực mang tính chiến lược và vô tận. Doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh cần có được nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo bài bản.
3.4. Chiến lược mở rộng quy mô
Để biết được doanh nghiệp có sẵn sàng để mở rộng quy mô kinh doanh thì doanh nghiệp cần: vốn để duy trì hoạt động cho chi nhánh mới, rủi ro phát sinh, thời gian xử lý công việc, nguồn nhân lực chất lượng. Để mở thêm chi nhánh cho cơ sở kinh doanh thì doanh nghiệp cần áp dụng linh hoạt thành công của cơ sở kinh doanh đã có. Tùy thuộc vào địa điểm kinh doanh và đối tượng khách hàng tại đó mà thay đổi một số điểm để phù hợp. Về tài chính, doanh nghiệp cần có sự quản lý dòng tiền đúng đắn. Mở rộng quy mô kinh doanh đồng nghĩa với các chi phí sẽ tăng lên đáng kể. Doanh nghiệp nên có một khoản ngân sách dự phòng riêng cho mỗi cơ sở kinh doanh, không nên sử dụng nguồn thu của cơ sở này cho hoạt động của chi nhánh mới. Thêm vào đó, những yếu tố khác như chiến lược quảng cáo, văn hóa công ty, xây dựng thương hiệu,...là những mục nên được duy trì thực hiện.
3.5. Địa điểm kinh doanh
Khi lập kế hoạch kinh doanh ban đầu cũng như kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh thì việc tìm kiếm địa điểm kinh doanh để có được kết quả mong muốn là điều quan trọng. Những yếu tố để xác định được địa điểm phù hợp để kinh doanh gồm:
- Mật độ lưu thông
- Mức độ được nhìn thấy
- Khoảng cách đến chợ, siêu thị, quán ăn, khu vui chơi,...nơi khách hàng tập trung đông.
- Khoảng cách với các thương hiệu cạnh tranh.
- Mức thu nhập của người dân khu vực đó.
- Nhu cầu của người dân khu vực đó.
- Chi phí thuê mặt bằng.
Áp dụng linh hoạt sự thành công ban đầu vào chi nhánh mới và thay đổi để phù hợp hoàn cảnh.
Mặt bằng kinh doanh không chỉ là nơi để cung cấp trực tiếp sản phẩm đến với khách hàng mà còn là nơi đại diện thương hiệu doanh nghiệp. Một con đường được nhắc đến sẽ có người nghĩ đến ngay trên đường đó có nhà hàng, quán nước hay TTTM nào,...Điển hình như khu vực cho thuê mặt bằng thảo điền quận 2 để kinh doanh sẽ giúp nhiều người liên tưởng đến các thương hiệu đến từ nhiều quốc gia từ nhà hàng, cửa hàng thời trang,... Những người thuê mặt bằng quận 2 Thảo Điền kinhbdoanh cũng dễ dàng xác định được đối tượng kinh doanh vì phần đông dân cư tại đây là người nước ngoài. Các cơ sở kinh doanh thuê mặt bằng đường thảo điền chú trọng về chất lượng sản phẩm và yếu tố văn hóa trong việc sản xuất, phân phối sản phẩm đến với khách hàng tại đây. Đồng thời cũng cần tạo ra sự khác biệt để gây ấn tượng với các khách hàng là những người đã được trải nghiệm đa dạng các loại sản phẩm tương ứng.