Arental Vietnam 19/4/2023 | 4:10:52 PM

Cập nhật thông tin 5 loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Thẩm định chuyên môn Dương Tuấn Cường

Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân

Ở Việt nam có những loại hình doanh nghiệp nào? Thông tin mới nhất về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay giúp cho các nhà đầu tư đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. 

Ở Việt Nam hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Công ty cổ phần

  • Công ty hợp danh

  • Doanh nghiệp tư nhân

Tất cả các loại hình này đều được quy định rõ trong Luật doanh nghiệp. Sau đây là thông tin các loại hình doanh Nghiệp tại Việt Nam hiện nay:

Công ty trách nhiệm hữu hạn

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong đó, Công ty TNHH được chia thành:

  • Công ty TNHH một thành viên

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên

1.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Dự trên điều 74, 79, 85 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có những đặc điểm sau:

  • Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân/tổ chức làm chủ sở hữu- chủ sở hữu công ty

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ về các khoản nợ, tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

  • Công ty TNHH có tư cách pháp nhân ngay khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Công ty TNHH KHÔNG được phát hành cổ phần, trừ khi chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần.

  • Đặc biệt, Công ty TNHH một thành viên được phép phát hành trái phiếu theo quy định.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Về cơ cấu tổ chức và quản lý :

Công ty TNHH một thành viên được tổ chức và quản lý bởi chủ sở hữu, theo mô hình sau:

  • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Đối với doanh nghiệp có chủ sở hữu là doanh nghiệp nhà nước, thì phải thành lập ban kiểm soát.

  • Doanh nghiệp hoạt động theo loại hình Công ty TNHH một thành viên thì phải có ít nhất một người đại diện pháp luật với chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên/chủ tịch công ty/ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. 

Đối với doanh nghiệp có chủ sở hữu là cá nhân.

  • Công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân, người điều hành có thể là chủ sở hữu hoặc nhân sự được thuê là Chủ tịch công ty/ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

  • Người chủ sở hữu công ty có thể vừa đảm nhiệm vị trí Chủ tịch công ty và vừa kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc/ Tổng giám đốc.

  • Quyền lợi và trách nhiệm của Giám Đốc/ Tổng Giám đốc căn cứ theo quy định của doanh nghiệp và thỏa thuận theo hợp đồng lao động được ký kết giữa 2 bên.

1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Tóm tắt cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:  (Thông tin dựa trên quy định tại Điều 46 và 54 Luật Doanh nghiệp 2020)

Theo nội dung tại Điều 46: (Cơ cấu tổ chức)

  • Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ từ 2-50 thành viên. Phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với các khoản nợ và tài sản khác của doanh nghiệp sẽ dựa trên tỷ lệ vốn mà mỗi thành viên góp vào.

Trong một số trường hợp theo như quy định tại  khoản 4 Điều 47, các thành viên sẽ được chuyển nhượng phần vốn đã góp theo quy định tại điều 51, 52, 53 của Luật.

  • Tương tự như loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ có tư cách pháp nhân để thực hiện các giao dịch kể từ khi được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng sẽ không được phát hành cổ phần (trừ trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi loại hình công ty thành công ty cổ phần)

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ được quyền phát hành trái phiếu khi doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của của pháp Luật. Công tác phát hành trái phiếu đảm bảo tuân theo quy định tại Điều 128 và 129 của Luật Doanh nghiệp. 

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Theo nội dung tại Điều 54: (Cơ cấu Quản lý)

 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

  • Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là các vị trí cần có trong cơ cấu quản lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Trường hợp khi Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty con của doanh nghiệp nhà nước thì phải có cơ cấu quản lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 và khoản 1 Điều 88 của của Luật Doanh Nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp phải thành lập Ban kiểm soát; nếu xảy ra các trường hợp khác thì mọi quyết định đều do công ty đưa ra.

  • Mỗi doanh nghiệp phải có tối thiểu một người giữ vai trò đại diện. Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải đảm nhiệm một trong những chức vụ như: Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Giám đốc/ Tổng Giám Đốc. Trong trường hợp nếu dựa trên điều lệ công ty, doanh nghiệp không có quy định rõ ràng thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

2. Công ty cổ phần

Loại hình doanh nghiệp thứ 2 chúng tôi chia sẻ đó chính là Công ty cổ phần. Sau đây là những thông tin, định nghĩa cũng như quy định về cơ cấu quản lý, tổ chức theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 về Công ty cổ phần. (Dựa trên nội dung được nêu tại điều 111 và 137

Công ty cổ phần

Nội dung chính, quy định về Công ty cổ phần (dựa theo Điều 111)

Công ty cổ phần:

  • Có số vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, từ đó gọi là công ty cổ phần

  • Cổ đông của công ty cổ phần rất đa dạng, có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Số lượng cổ đông từ 03 thành viên trở lên, và không hạn chế tối đa.

  • Các khoảng nợ, quyền và nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp sẽ được chia đều cho tất cả cổ đông dựa trên số vốn đã góp vào.

  • Về việc chuyển nhượng cổ phần, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng nhưng đảm bảo tuân thủ theo quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Tương tự như loại hình công ty TNHH, tư cách pháp nhân của công ty cổ phần chính thức có hiệu lực từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định, công ty cổ phần có quyền phát hành các loại hình cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác theo nhu cầu và chính sách phát triển của công ty.

Nội dung chính về cơ cấu tổ chức và quản lý Công ty cổ phần (dựa theo Điều 137)

Về cơ cấu tổ chức và quản lý, trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp sẽ hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

  • Cơ cấu 1: Thành phần quan trọng: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám Đốc/ Tổng giám đốc. 

  • Nếu công ty cổ phần có dưới 11 thành viên cổ đông và các cổ đông sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp thì không yêu cầu phải có Ban kiểm soát.

  • Cơ cấu 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

  • Trong trường hợp này, phải có tối thiểu 20% số thành viên trong Hội đồng quản trị là thành viên độc lập. 

  • Và bắt buộc phải có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán sẽ tuân theo quy định của Điều lệ công ty hoặc các quy định do Hội đồng quản trị ban hành.

Đối với trường hợp doanh nghiệp chỉ có một nhân sự đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc/ Tổng Giám đốc/ Chủ Tịch hội đồng quản trị sẽ là người đại diện theo pháp Luật.

Nếu trong điều lệ, quy định của công ty chưa xác định rõ, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người đại diện pháp Luật cho doanh nghiệp đó. 

>>> Tham khảo DỊCH VỤ VĂN PHÒNG ẢO - thành lập doanh nghiệp với chi phí thấp nhất

3. Công ty hợp danh

Nội dung quy định về công ty hợp danh được quy định tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Công ty hợp danh

Dựa trên nội dung điều 177, Công ty hợp danh là loại hình công ty trong đó:

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp phải có ít nhất từ 02 thành viên trở lên và cùng hợp tác dưới một tên chung - những thành viên này còn được gọi là thành viên hợp danh.

  • Doanh nghiệp có thể nhận thêm nguồn vốn từ các thành viên góp vốn khách ngoài những thành viên hợp danh ban đầu.

  • Các cá nhân đóng vai trò là thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bằng tòa bộ tài sản của mình. 

  • Những thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã đầu tư (con số com kết góp vốn vào công ty).

  • Tưng tự như các loại hình khác, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân ngay khu doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hợp pháp. 

  • Lưu ý: Doanh nghiệp chọn loại hình công ty hợp danh sẽ không được pháp hành chứng khoán trong bất kỳ trường hợp nào. 

>>> Tìm hiểu ĐỊNH NGHĨA FDI VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN FDI

4. Doanh nghiệp tư nhân

Nội dung quy định về Doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 188 và 190 trong Luật Doanh nghiệp 2020 như sau (định nghĩa và cơ cấu quản lý, tổ chức doanh nghiệp):

Theo nội dung điều  188, Doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, có quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ bằng toàn bộ tài sản của cá nhân đó đối với pháp luật và hoạt động của doanh nghiệp - Đây là mô hình doanh nghiệp tư nhân.

Loại hình doanh nghiệp tư nhất sẽ không được phát hành chứng khoán trong bất kỳ trường hợp nào. 

Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu doanh nghiệp không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. 

Lưu ý: Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. 

Doanh nghiệp tư nhân không được thực hiện các hoạt động góp vốn, mua bán cổ phần, đầu tư- góp vốn tại các công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Doanh nghiệp tư nhân

Theo nội dung điều  Điều 190 về Quản lý, vận hành doanh nghiệp tư nhân

  • Với mô hình doanh nghiệp tư nhân, người chủ doanh nghiệp là người có toàn quyền quyết định đối với tất cả mọi hoạt động kinh doanh, sử dụng lợi nhuận sau thuế cũng như các nguồn thu hợp pháp khác. 

  • Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với việc sử dụng nhân sự cũng như bổ nhiệm các chức vụ Giám đốc, Tổng Giám đốc, Quản lý, phòng ban nhằm vận hành hoạt động kinh doanh cũng như chịu trách nhiệm trong công việc. 

  • Về mặc pháp lý, chủ doanh nghiệp là người đại diện trước pháp luật trong các trường hợp như yêu cầu giải quyết vấn đề dân sự/ bị đơn/ nguyên đơn/… Chủ doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ đối với pháp luật khi xảy ra vấn đề.

Trên đây là một số thông tin mới nhất về 5 loại hình doanh nghiệp được quy định theo Luật doanh nghiệp 2020. Nhà đầu tư và quý khách hàng tham khảo để chọn lựa mô hình hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

>>> Tìm hiểu thêm DANH SÁCH ĐỊA CHỈ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN KHU VỰC VÀ ĐỊA BÀN TP.HCM

LIÊN HỆ ARENTAL VIETNAM

Arental Vietnam - Đơn vị quản lý và cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng

  • MST: 0315601646
  • Địa chỉ: 1B Đường số 30, Phường An Khánh, Quận 2, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 098 7260 333
  • Website: https://www.arental.vn
  • Email: arentalvn@gmail.com
Ông Dương Tuấn Cường là người sáng lập và CEO của Arental Vietnam (thương hiệu cung cấp dịch vụ quản lý và cho thuê văn phòng uy tín tại TP.HCM). Với hơn 5 năm kinh nghiệm quản lý vận hành hiệu quả 2 tòa nhà và 5 văn phòng chi nhánh, cùng nền tảng chuyên môn, ông Cường luôn nỗ lực tối ưu hóa dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Những nội dung ông chia sẻ được tổng hợp, chia sẻ dựa trên kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực văn phòng cho thuê, từ quản lý vận hành đến tối ưu không gian làm việc, mang đến giá trị thiết thực cho doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp văn phòng hiệu quả.
  • Trụ sở là gì? Chức năng và tầm quan trọng của trụ sở

    Trụ sở là gì? Chức năng và tầm quan trọng của trụ sở

    Cập nhật: 15/5/2024
    Trụ sở là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ về bản chất, chức năng và tầm quan trọng đối với một tổ chức. Bài viết sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về khái niệm, từ đó nắm rõ vai trò thiết yếu của trụ sở trong hoạt động của công ty.
  • Khám phá về các chức vụ trong công ty và công việc chi tiết của từng chức vụ

    Khám phá về các chức vụ trong công ty và công việc chi tiết của từng chức vụ

    Cập nhật: 15/5/2024
    Doanh nghiệp hiện đại ngày nay đều có một cấu trúc tổ chức chặt chẽ, có sự phân bổ rõ ràng về nhiệm vụ và vai trò của từng thành viên trong công ty. Việc này giúp cho hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu về các chức vụ trong công ty và mô tả công việc của từng chức vụ.
  • Chức năng của các phòng ban trong công ty chi tiết nhất

    Chức năng của các phòng ban trong công ty chi tiết nhất

    Cập nhật: 15/5/2024
    Mỗi phòng ban trong công ty đảm nhiệm những nhiệm vụ riêng biệt, góp phần tạo nên bộ máy nhân sự hoàn chỉnh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết chức năng của các phòng ban trong công ty.
  • Top 6 văn phòng công chứng Phú Mỹ Hưng Quận 7

    Top 6 văn phòng công chứng Phú Mỹ Hưng Quận 7

    Cập nhật: 13/5/2024
    Cập nhật danh sách văn phòng công chứng Phú Mỹ Hưng tại Quận 7. Văn phòng công chứng uy tín, được hoạt động theo quy định của Nhà nước.
  • Top 8+ bí kíp vàng cho kỹ năng thuyết trình thu hút thuyết phục trong công ty

    Top 8+ bí kíp vàng cho kỹ năng thuyết trình thu hút thuyết phục trong công ty

    Cập nhật: 13/5/2024
    Một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết để thành công trong công việc hiện đại là kỹ năng thuyết trình. Trong môi trường công sở, việc thuyết trình không chỉ giúp bạn truyền tải thông tin một cách hiệu quả mà còn giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp.

Gửi ý kiến của bạn

  • Đánh giá của bạn
  • ARENTAL OFFICE'S CHANEL

  • Giới thiệu Arental Vietnam

Copyright © 2018 - Bản quyền Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Lâm Hải An
098 7260 333