Arental Vietnam 21/9/2023 | 9:55:24 AM

Cách nhân giống, chăm sóc cây bướm đêm và cây bướm đêm hợp mệnh gì?

Thẩm định chuyên môn Dương Tuấn Cường

Cây bướm đêm có màu sắc và hình thù bắt mắt nên thường được ứng dụng trong trang trí nhà cửa. Cùng chúng tôi tìm hiểu các đặc điểm cũng như cách nhân giống, cách chăm sóc cây bướm đêm.

Tìm hiểu về cách nhân giống, chăm sóc cây bướm đêm

Với màu tím bắt mắt và hình thù độc đáo, cây bướm đêm là một loại cây cảnh trang trí được nhiều người ưa chuộng. Bài viết sau đây Arental Việt Nam sẽ bật mí cho bạn cách chăm sóc và cách nhân giống cây bướm đêm hiệu quả.

1. Cây bướm đêm

Cây bướm đêm, hay còn gọi là cây chua me đất lá tím, có tên khoa học là Christia Species, họ Fabaceae. Tên tiếng Anh của cây là Red Butterfly Wing.

Đây là loài cây nổi tiếng của Brazil, được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp quyến rũ và độc đáo.

Đặc điểm của cây bướm đêm

Cây bướm đêm thuộc họ chua me đất, thân cây mọc sát đất. Thân cây phát triển tạo thành nhiều nhánh thẳng từ gốc đến ngọn.

Thân cây có kích thước nhỏ, mềm mại, cây trồng trong nhà có chiều cao từ 20cm đến 30cm.

Cây bướm đêm có số lượng lá cây ít, mỗi một nhành hay cành cây chỉ có một lá, lá cây có màu tím sẫm, hình dạng của lá rất giống cánh bướm nên được gọi với cái tên rất đẹp là cây bướm đêm.

Cây bướm đêm cũng có hoa, hoa của loài cây này có kích thước nhỏ, phát triển thành từng chùm, mỗi chùm có từ 2 hoa đến 4 hoa. Hoa có màu sắc trắng, nổi bật cùng với màu tím sẫm của lá cây, đem đến nét đẹp độc đáo của loài cây này.

Vị trí bày trí cây bướm đêm đẹp và phù hợp ở góc độ phong thủy

Cây bướm đêm phù hợp bày trí ở nơi làm việc, đặt trên ban công hoặc đặt trong sân vườn.

Theo phong thủy, nên đặt cây bướm đêm ở hướng Đông Nam (thuộc hành Mộc) hoặc hướng Bắc (thuộc hành Thủy), giúp thu hút may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Cây bướm đêm với phiến lá mỏng, hình dáng tựa cánh bướm và màu tím sẫm đặc trưng

Cây bướm đêm với phiến lá mỏng, hình dáng tựa cánh bướm và màu tím sẫm đặc trưng

Lợi ích khi trồng cây bướm đêm và ý nghĩa từ góc độ phong thủy

Lợi ích cây bướm đêm mang lại

Trồng cây bướm đêm mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho cảnh quan nơi cây được trồng, ngoài ra còn tạo cho môi trường có không khí trong lành, tươi mới. Cây thường được trồng và đặt ở nơi làm việc, trong sân vườn, công viên hay trên ban công… Cây bướm đêm mang vẻ đẹp mỏng manh, ma mị với màu tím mộng mơ, cây còn được dùng như quà tặng để tặng cho những người thân yêu vào những dịp khác nhau.

Ý nghĩa của cây bướm đêm

Cây bướm đêm có ý nghĩa xuất phát từ câu chuyện cổ tích về loài bướm đêm đã cho đi sắc màu xinh đẹp của mình để cho cầu vồng có đầy màu sắc tươi đẹp.

Cây bướm đêm còn mang ý nghĩa cao đẹp về tình yêu, về sự hi sinh để tạo nên những điều tuyệt vời trong cuộc sống, dù màu sắc trên đôi cánh bướm đêm không còn sặc sỡ nhưng những mảng màu tươi đẹp ấy đã được dành cho cầu vồng, dệt nên những dải màu tươi đẹp trên bầu trời cho nhiều người được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng.

Ý nghĩa của cây bướm đêm nhìn từ góc độ phong thủy

Cây bướm đêm mang vẻ đẹp biểu trưng cho hạnh phúc, tình yêu đôi lứa, sự hi sinh để cống hiến cho cuộc đời những điều tươi đẹp, dệt cho cuộc sống những màu sắc xinh tươi, mang đến hạnh phúc cho mọi người.

Cây là lựa chọn của nhiều cặp đôi làm quà để tặng cho nhau trong những dịp đặc biệt của cả hai với ước mong về một tình yêu vĩnh cửu, hoàn mỹ. Màu tím của loài cây này là màu tím của sự thủy chung, của sự đam mê và bao khao khát của con người giữa cuộc đời.

Cây bướm đêm mang lại vẻ đẹp sang trọng, đồng thời là nét huyền bí cho ngôi nhà với nhiều xúc cảm đan xen khi ngắm nhìn thưởng thức hoa và suy ngẫm về câu chuyện của loài bướm đêm, câu chuyện cổ tích về sự miệt mài mang đến những mảng màu tươi đẹp cho cuộc đời.

2. Cây bướm đêm hợp mệnh gì?

Theo phong thủy, cây bướm đêm hợp với mệnh Hỏa và mệnh Kim.

  • Mệnh Hỏa tượng trưng cho lửa, có màu sắc tương ứng là màu đỏ, cam, tím. Cây bướm đêm có màu tím nên rất hợp với người mệnh Hỏa. Cây bướm đêm sẽ giúp người mệnh Hỏa gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống, công việc cũng như tình duyên.
  • Mệnh Kim tượng trưng cho kim loại, có màu sắc tương ứng là màu trắng, vàng, xám. Cây bướm đêm có màu tím, nhưng nếu nhìn kỹ thì có thể thấy phần cuống lá và gân lá có màu trắng. Do đó, cây bướm đêm cũng hợp với người mệnh Kim. Cây bướm đêm sẽ giúp người mệnh Kim gặp nhiều may mắn, tài lộc, thăng quan tiến chức trong công việc.

Cây bướm đêm hợp mệnh gì?

Cây bướm đêm hợp mệnh gì?

3. Cây bướm đêm hợp tuổi gì?

Cây bướm đêm hợp với những người có tuổi thuộc mệnh Hỏa và mệnh Kim, theo đó cụ thể là các tuổi như sau:

  • Những tuổi mang mệnh Hỏa: tuổi Mậu Tý (sinh năm 1948, 2008), tuổi Kỷ Sửu (sinh năm 1949, 2009), tuổi Bính Dần (sinh năm 1986), tuổi Đinh Mão (sinh năm 1987), tuổi Giáp Thìn (sinh năm 1964), tuổi Ất Tỵ (sinh năm 1965), tuổi Mậu Ngọ (sinh năm 1978), tuổi Kỷ Mùi (sinh năm 1979), tuổi Bính Thân (sinh năm 1956, 2016), tuổi Đinh Dậu (sinh năm 1957, 2017), tuổi Giáp Tuất (sinh năm 1934, 1994), tuổi Ất Hợi (sinh năm 1935, 1995).
  • Những tuổi mang mệnh Kim: tuổi Nhâm Thân (sinh năm 1932, 1992), tuổi Ất Mùi (sinh năm 1955, 2015), tuổi Giáp Tý (sinh năm 1984, 1924), tuổi Quý Dậu (sinh năm 1933, 1993), tuổi Nhâm Dần (sinh năm 1962, 2022), tuổi Ất Sửu (sinh năm 1985, 1925), tuổi Canh Thìn (sinh năm 1940, 2000), tuổi Quý Mão (sinh năm 1963, 2023), tuổi Tân Tỵ (sinh năm 1941, 2001), tuổi Canh Tuất (sinh năm 1970, 2030), tuổi Giáp Ngọ (sinh năm 1954, 2014), tuổi Tân Hợi (sinh năm 1971, 2031).

4. Cách trồng và chăm sóc cây bướm đêm

Cây bướm đêm là loài cây cảnh không kén đất, có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, từ đất axit, đất kiềm đến đất trung tính. Tuy nhiên, cây bướm đêm ưa thích nhất là những loại đất có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, có nhiều chất dinh dưỡng và mùn.

Về tưới nước, cây bướm đêm không cần tưới quá nhiều, chỉ cần tưới 2-3 lần/tuần, vào buổi sáng. Khi tưới, nên sử dụng bình xịt, tưới nước vừa đủ, tránh tưới quá nhiều hoặc tưới vào lá cây. Lượng nước tưới mỗi lần khoảng 40-60ml.

Cây bướm đêm ưa sáng, nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp. Khi trồng cây bướm đêm trong nhà, cần đem cây ra ngoài phơi nắng khoảng 2 ngày/lần để cây quang hợp tốt và ra hoa. Nhiệt độ thích hợp cho cây bướm đêm là 27 độ C vào ban ngày và 10-18 độ C vào ban đêm.

5. Cây bướm đêm có tác dụng gì?

Cây bươm bướm mang tác dụng rất tốt với sức khỏe con người, được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh, nhiều bộ phận của cây có dược tính tốt cho sức khỏe con người, dù là rễ cây, thân của cây hay hoa mọc ra đề có thể được sử dụng để bốc thuốc chữa bệnh.

Quanh năm đều có thể thu hái rễ và thân của cây, duy đối với hoa của cây chỉ có thể thu hái vào tầm khoảng tháng 6 đến tháng 7 từng năm. Sau khi thu về, những bộ phận của cây có thể được sử dụng ở dạng tươi hoặc sấy khô, nếu sấy khô thì phải rửa sạch nguyên liệu sau đó tiến hành sấy khô, bảo quản ở nhiệt độ phòng, không gian thoáng mát, sau mỗi lần sử dụng phải đóng kín bao bì.

Theo y học hiện đại, hoa của cây có tác dụng điều trị ho hen, lợi tiểu, khi dùng ngoài da có thể giúp giảm đau khi đắp lên những chỗ sưng tấy hay những chỗ bị gãy xương. Rễ cây hay cành cây có tác dụng điều trị tê thấp, giúp giảm đau, mệt mỏi, chán ăn, bệnh phụ khoa…

Theo y học cổ truyền thì cây có tính mát, có tác dụng giải độc mát gan, thanh nhiệt cơ thể, chữa say nắng, lợi tiểu, chữa chứng đổ mồ hôi trộm, trị ngoài da khi bị lở loét hay mụn nhọt, tê thấp…

Cây bươm bướm mang tác dụng rất tốt với sức khỏe con người, được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

Cây bươm bướm mang tác dụng rất tốt với sức khỏe con người, được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

6. Một số bài thuốc với cây bướm đêm

  • Chữa say nắng hay sổ mũi: 12 gam thân cây bươm bướm + 3 gam bạc hà + 10 gam lá Ngũ trảo. Pha nước nước sôi và dùng như dùng trà.
  • Phòng say nắng: 60 gam đến 90 gam cây bươm bướm, đem nấu nước, dùng như dùng trà.
  • Chữa khí hư bạch đới: 10 gam đến 20 gam rễ cây bươm bướm, nấu lấy nước, dùng mỗi ngày đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Giảm niệu: 30 gam cây bươm bướm + 30 gam Mã đề + 60 gam dây Kim ngân tươi, đem nấu lấy nước dùng hàng ngày đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Phù do viêm thận, giảm niệu: 30 gam thân cây bươm bướm + 30 gam Mã đề + 30 gam dây Kim ngân tươi, đem nấu 5 phần lấy 2 phần nước, uống hàng ngày và nên dùng khi còn nóng.
  • Chứng sốt hôn mê, táo bón, đái buốt: 60 gam rễ cây bươm bướm + 20 gam hành tăm. Đem đi sao vàng, sau đó nấu nước uống mỗi ngày và nên dùng khi còn nóng.
  • Chữa sốt, ho, viêm amidan: 30 gam cây bươm bướm + 10 gam rễ Bọ mẩy + 20 gam Huyền sâm, đem nấu nước dùng hàng ngày.

Cây bươm bướm có dược tính được sử dụng để trị bệnh nhưng như những dược liệu khác, cây cũng có thể gây ra tác dụng phụ, do đó nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

7. Cách nhân giống cây bướm đêm

Có thể nhân giống cây bướm đêm bằng nhiều cách như tiến hành tách bụi hay đơn giản là trồng bằng củ.

Nên chọn loại đất có độ xốp, có khả năng thoát nước tốt, lý tưởng nhất để trồng loại cây này là đất hơi chua, có nhiều dinh dưỡng, độ PH từ 5,5 đến 7,5. Có thể pha trộn đất với thành phần và tỉ lệ như sau: đất sạch : phân trùn quế : giá thể trấu hun : giá thể mụn dừa, với tỉ lệ theo thứ tự là 3:3:2:2. 

Sau khi đã có đất và chậu phù hợp cho cây thì cho cây hoặc củ đặt vào chậu, mỗi ngày tưới cây 1 lần đến 2 lần để giữ ẩm.

8. Cây bướm đêm xanh

Cây bướm đêm xanh hay còn gọi là cây cánh bướm xanh, có tên khoa học là Christia Obcordata, có họ với cây cánh bướm đỏ (Christia vespertilionis), cây cánh bướm xanh có lá to hơn đồng thời trên nền lá xanh là những sọc có màu đỏ nâu.

Cây cánh bướm xanh với những sọc đỏ nâu nổi bật trên nền lá xanh

Cây cánh bướm xanh với những sọc đỏ nâu nổi bật trên nền lá xanh

Cây cánh bướm xanh có chiều cao từ 80cm đến 120cm, thân cây mỏng manh lay động khi gặp gió nên ít có trường hợp gãy ngả.

Cây có thể trồng ở hiên nhà hay bên cửa sổ, tuy nhiên cần tránh ánh nắng trực tiếp, nên trồng cây nơi có độ ẩm, mát. Hoa của cây cánh bướm xanh thường nở vào khoảng thời gian từ mùa hè cho đến mùa thu, hoa của cây có kích thước nhỏ, có màu hồng nhạt và không rõ ràng, đường kính của hoa chỉ khoảng 6mm.

Do đó khi trồng cây này thì hoa của cây không phải là bộ phận được người trồng chú trọng mà phần được chú trọng là phần lá có màu sắc và kiểu dáng mang đến vẻ đẹp độc đáo với màu xanh sẫm kết hợp cùng những đường nét sọc uốn lượn có màu đỏ tía. Nhìn từ xa như thấy một đàn bướm trong không trung đang quây quần bay lượn.

9. Cây bướm đêm bạc

Cây Bướm bạc hay còn gọi với nhiều tên khác như cây bươm bướm, cây bướm trắng, tên khoa học của cây là Herba Mussaenda pubescens – thuộc Rubiaceae (họ cà phê).

Cây có chiều cao từ 1m đến 2m, với cành cây có nhiều lông mịn, lá cây có màu xanh sẫm, một số lá có lông tơ mịn, hoa của cây có màu vàng, mọc thành từng cụm ở đầu cành. Quả của cây bướm bạc có kích thước nhỏ, chứa hạt bên trong, khi tác động lực mạnh có chất dính bám vào tay.

Cây bướm bạc còn có nhiều tác dụng chữa bệnh và được áp dụng cho nhiều bài thuốc.

10. Cây bướm đêm đỏ

Cây bướm đêm đỏ, tên khoa học là Christia vespertilionis, là loài cây cảnh có nguồn gốc từ Brazil và Đông Nam Á. Cây có vẻ đẹp mê hồn với những chiếc lá thon dài, được tô điểm bởi những đường nét sẫm màu đối xứng nhau.

Lá cây bướm đêm đỏ có hình dạng giống như cánh bướm, dài khoảng 10-15cm, rộng khoảng 2-3cm. Lá cây có màu đỏ sẫm, nổi bật trên nền lá xanh của cây. Trên lá cây có những đường nét sẫm màu đối xứng nhau, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng.

Cây bướm đêm đỏ có họ hàng với cây cánh bướm xanh (Christia obcordata). Tuy nhiên, cây bướm đêm đỏ có màu đỏ rực rỡ hơn, còn cây cánh bướm xanh có màu xanh dương nhạt.

Cây bướm đêm đỏ có những đường nét đối xứng nhau 

Cây bướm đêm đỏ có những đường nét đối xứng nhau 

Cây bướm đêm đỏ có các sọc đỏ đậm màu hơn cây bướm đêm xanh

Cây bướm đêm đỏ có các sọc đỏ đậm màu hơn cây bướm đêm xanh

11. Cây bướm đêm rừng

Cây cánh bướm rừng là loài cây cảnh có nguồn gốc từ các cánh rừng nhiệt đới. Cây có vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dã, chưa qua tác động của con người.

Cây cánh bướm rừng có thân củ mọc sát đất, từ gốc cây phân thành nhiều nhánh mọc thẳng lên ngọn. Cây chỉ cao khoảng 20-30 cm, nhánh có đường kính khá nhỏ, nhìn khá mỏng manh.

Lá cây cánh bướm rừng ít, lá màu xanh lục sẫm, mỗi lá nhìn khá giống cánh bướm. Đặc biệt, vào ban ngoài lá cây sẽ xòe ra và cụp lại vào ban đêm, thoạt nhìn giống như những con bướm đang ngủ, vô cùng thú vị.

Hình ảnh cây bướm đêm rừng ngoài tự nhiên

Hình ảnh cây bướm đêm rừng ngoài tự nhiên

Nhìn chung, cây bướm đêm là một loại cây dễ chăm sóc. Nếu bạn đang tìm kiếm một loài cây, loài hoa nhỏ xinh có thể dễ dàng đặt vào chậu để bàn hay chậu treo thì cây bướm đêm chính là lựa chọn hoàn hảo.

LIÊN HỆ ARENTAL VIETNAM

Arental Vietnam - Đơn vị quản lý và cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng

  • MST: 0315601646
  • Địa chỉ: 1B Đường số 30, Phường An Khánh, Quận 2, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 098 7260 333
  • Website: https://www.arental.vn
  • Email: arentalvn@gmail.com
Ông Dương Tuấn Cường là người sáng lập và CEO của Arental Vietnam (thương hiệu cung cấp dịch vụ quản lý và cho thuê văn phòng uy tín tại TP.HCM). Với hơn 5 năm kinh nghiệm quản lý vận hành hiệu quả 2 tòa nhà và 5 văn phòng chi nhánh, cùng nền tảng chuyên môn, ông Cường luôn nỗ lực tối ưu hóa dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Những nội dung ông chia sẻ được tổng hợp, chia sẻ dựa trên kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực văn phòng cho thuê, từ quản lý vận hành đến tối ưu không gian làm việc, mang đến giá trị thiết thực cho doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp văn phòng hiệu quả.

Gửi ý kiến của bạn

  • Đánh giá của bạn
  • ARENTAL OFFICE'S CHANEL

  • Giới thiệu Arental Vietnam

Copyright © 2018 - Bản quyền Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Lâm Hải An
098 7260 333